Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chuyển đổi số qua Tổng đài 1022 Đà Nẵng
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 11/10/2024 Lượt xem: 10

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020) nêu rõ quan điểm "chuyển đổi số trước hết là chuyển đổi về nhận thức"; "nhận thức đóng vai trò quyết định và người dân là trung tâm của chuyển đổi số".


Xác định rõ tầm quan trọng của việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, trong những năm qua, được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy Sở Thông tin và Truyền thông, Chi ủy Chi bộ 6, Trung tâm Thông tin và giám sát, điều hành thông minh Đà Nẵng (Trung tâm IOC) đã tăng cường tuyên truyền với nhiều nội dung và hình thức đa dạng nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể, Trung tâm IOC thường xuyên tổng hợp đăng tải tin/bài/hình ảnh qua các kênh thông tin của Tổng đài 1022 như OA Zalo, Fanpage, Cổng thông tin dịch vụ công, Cổng thông tin Chuyển đổi số, Youtube, Tiktok, Email…. Kết hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền chuyển đổi số bằng các hình thức trực quan như pano, băng rôn, áp phích, banner, phướn, infographic, tờ rơi, sổ tay, video, roadshow… Phối hợp triển khai 150 lượt báo cáo viên hỗ trợ cho Tổ công nghệ số cộng đồng, UBND các quận huyện, xã phường, mỗi lượt khoảng 120 người tham gia; Áp dụng các nền tảng trí tuệ nhân tạo để xây dựng các bản tin chuyển đổi số…

Trung tâm IOC cũng thực hiện duy trì các kênh hướng dẫn, hỗ trợ về chuyển đổi số; tiếp nhận các góp ý, hiến kế về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua Tổng đài 1022 và ứng dụng góp ý Đà Nẵng (gopy.danang.gov.vn).

Các Tổng đài viên 1022 trong giờ làm việc

Bên cạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các kế hoạch chuyển đổi số, kỹ năng chuyển đổi số… Trung tâm IOC cũng đặc biệt chú trọng công tác vận hành các ứng dụng, dịch vụ, tiện ích số nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng.

Có thể kể đến ứng dụng Danang Smart City, một nền tảng ứng dụng di động đa dịch vụ, đa tiện ích, cung cấp các dịch vụ thông minh và các tiện ích tra cứu, thông tin, thông báo kịp thời đến người dân, cộng đồng như: tra cứu hồ sơ dịch vụ công, xe vi phạm giao thông, thông tin tuyến xe buýt, thông tin đất đai, cơ sở đạt chuẩn an toàn thực phẩm, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng, cơ sở lưu trú, số điện thoại vi phạm quảng cáo rao vặt tại Đà Nẵng,…

Qua 4 năm triển khai và đưa vào hoạt động, đến nay, ứng dụng đã có gần 1,2 triệu lượt tải, sử dụng.

A hand holding a phone

Description automatically generated

Hệ sinh thái ứng dụng thông minh

Cùng với đó, nền tảng công dân số MyPortal được phát triển với mục đích cho phép định danh, xác thực, mỗi người dân có một hồ sơ số và được gắn mã QR cá nhân duy nhất (theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mã QR quốc gia), lưu giữ các thông tin, dữ liệu, tài liệu cá nhân trên nền tảng; phục vụ thực hiện các giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước hoặc sử dụng các dịch vụ của các tổ chức, doanh nghiệp (điện, nước, y tế, giáo dục...).

Nền tảng công dân số TP. Đà Nẵng là hồ sơ công dân số cho mỗi người dân (kho thông tin và tài liệu, dữ liệu số)

Là một trong những hợp phần quan trọng trong kiến trúc thành phố thông minh của Đà Nẵng, Cổng dịch vụ dữ liệu mở Đà Nẵng đóng vai trò nền tảng thu thập, công khai dữ liệu theo hình thức mở, phục vụ nhu cầu khai thác, tra cứu của tổ chức, cá nhân; đồng thời cho phép tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu theo hình thức dịch vụ dữ liệu. Cổng dịch vụ dữ liệu mở Đà Nẵng được đưa vào sử dụng thí điểm từ tháng 10/2019, đến nay, Trung tâm IOC đã thu thập, cung cấp hơn 1.300 tập dữ liệu ở tất cả các lĩnh vực: giáo dục, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, y tế - sức khỏe, giao thông vận tải, xây dựng, truyền thông, quản lý nhà nước, kinh tế - tài chính, văn hóa - du lịch, nông - lâm - ngư nghiệp… với nhiều kênh tra cứu như tin nhắn SMS, ứng dụng zalo, trang web và API.

A screenshot of a web page

Description automatically generated

​​Cổng dịch vụ dữ liệu phục vụ nhu cầu tìm kiếm, khai thác dữ liệu cho người dùng

Với mong muốn giới thiệu đến người dân những dịch vụ, tiện ích trên các nền tảng, ứng dụng số mà thành phố đã xây dựng và phát triển, từ ngày 01/6/2023, cấp ủy Chi bộ 6 đã chỉ đạo mở chuyên mục mang tên “Tiện ích số” trên Cổng Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng (https://1022.vn/), Zalo và Fanpage Tổng đài 1022.

Zalo OA Tổng đài 1022 cung cấp tin tức mỗi ngày và hỗ trợ tra cứu thông tin cần thiết cho người dùng

Đến nay, chuyên mục “Tiện ích số” của Tổng đài 1022 đã đăng tải được hơn 120 bài viết giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ, tiện ích số; mỗi ngày gửi bài viết đến hơn 700.000 lượt người quan tâm trên kênh OA Zalo và hơn 24.000 người theo dõi kênh Facebook Tổng đài 1022 Đà Nẵng.

Trong thời gian tới, cấp ủy Chi bộ 6 tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa, chủ động hơn, thêm nhiều hình thức truyền thông, nhằm thông tin rộng rãi về chuyển đổi số đến nhân dân toàn thành phố. Từ đó, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức hơn, hiểu biết hơn và sử dụng các sản phẩm, tiện ích chuyển đổi số nhiều hơn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.

Chi bộ 6, Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng


Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017