Yêu cầu trên được nhấn mạnh tại Quyết định số 637/QĐ-BTTTT ngày 3/5/2018 về "Kế hoạch đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội đến năm 2020" của Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
Tại Đà Nẵng, các dịch vụ như điện, nước đã được sớm triển khai thanh toán qua hệ thống ngân hàng. |
Trong ảnh: Thay vì phải xử lý với rất nhiều bản in thống kê, nhân viên kinh doanh Điện lực Đà Nẵng chỉ làm việc trên 1 máy tính có kết nối internet. Định kỳ hàng tháng, sau khi "chốt" chỉ số tiêu thụ điện năng, một phần mềm sẽ tính toán số tiền khách hàng sử dụng điện phải trả. Nội dung này sau đó được trích xuất thông tin, trở thành thông báo trả tiền điện, gửi đến khách hàng qua thư điện tử (địa chỉ thư điện tử cho khách hàng cung cấp). Khách hàng căn cứ, thanh toán tiền điện qua ngân hàng. Hệ thống sẽ trả lại hóa đơn cho khách hàng cũng qua thư điện tử. - Ảnh: Nguyễn Ngọc Lâm |
Theo đó, những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong thực hiện nộp các khoản thuế, thanh toán các chi phí định kỳ (điện, nước, học phí) và viện phí; chi trả an sinh xã hội, … qua ngân hàng, cần được truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân.
Thực hiện tốt thanh toán qua ngân hàng, cũng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Về nội dung truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung thông tin đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc thanh toán các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng. Kịp thời giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và quy trình, thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt. Phải chú ý thông tin cả "kết quả triển khai ứng dụng các hình thức, phương thức mới, hiện đại" phục vụ thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội. Song song, ghi nhận, phản ảnh các đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện nộp thuế, trả tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả an sinh xã hội.
Ngoài ra, cần tham khảo thêm thông tin, phổ biến kinh nghiệm và sáng kiến tốt trên thế giới; cung cấp thông tin tư vấn, các chương trình quản lý rủi ro của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Để đạt hiệu quả truyền thông như mong đợi, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh đến huy động nhiều phương thức thông tin, tuyên truyền như thông qua các cơ quan báo chí (bao gồm các loại hình từ báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử đến tạp chí chuyên ngành) từ Trung ương đến địa phương.
Cục Báo chí sẽ chủ trì, phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, chỉ đạo, cung cấp thông tin về thanh toán qua ngân hàng cho các cơ quan báo chí tại giao ban báo chí định kỳ do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Hàng năm, tổ chức hội nghị cung cấp thông tin II cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí để nâng cao nhận thức, phục vụ nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền.
Các cơ quan báo chí chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tích cực tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan đến thanh toán các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng bằng các tin, bài, các ký sự, chuyên mục, chuyên đề, trang tin, tăng thời lượng phát sóng, tổ chức các chương trình phỏng vấn, tọa đàm...
Một kênh tuyên truyền quan trọng khác là thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, hệ thống truyền thanh cấp xã.
Cục Thông tin cơ sở phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, TP tổ chức hội nghị nâng cao nhận thức và năng lực truyền thông, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán qua ngân hàng. Hội nghị được tổ chức hàng năm, nhằm cung cấp thông tin đến đội ngũ cán bộ Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã để
Tận dụng các hình thức thông tin, tuyên truyền trực quan như: Treo băng rôn, pano, áp phích; tổ chức các đội truyền thông lưu động, phát tờ rơi, thông báo trên bảng tin tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi tập trung đông người; đặt tài liệu tại tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
Kể cả tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến, tổ chức các sự kiện; thực hiện lồng ghép các nội dung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các chương trình phổ biến kiến thức về ngân hàng, tài chính cho người dân.
Bộ Thông tin và Truyền thông giao trách nhiệm đến các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ: |
Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và Đài Truyền thanh cấp xã xây dựng và nâng cao chất lượng các tin, bài có nội dung thông tin ở mục 1 Phần II để thực hiện thông tin, tuyên truyền. Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền trên địa bàn; tăng cường sử dụng các hình thức thông tin, tuyên truyền trực quan. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội, Cục Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các sở, ngành liên quan chủ động cung cấp thông tin hoặc mời các chuyên gia về tài chính, ngân hàng đến cung cấp thông tin tại giao ban báo chí định kỳ ở địa phương. Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở lồng ghép nội dung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động tuyên truyền miệng tại các buổi sinh hoạt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ dân phố, khu dân cư... |
T.Ngọc