Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
Phương châm của Đà Nẵng trong xây dựng TP thông minh hơn: “Một nền tảng, đa đối tác, đa ứng dụng”
Người đăng tin: Admin Admin Ngày đăng tin: 24/08/2017 Lượt xem: 173

Cổng TTĐT thành phố (TP) Đà Nẵng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng, Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng,Trung tâm phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT),....tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Xây dựng thành phố thông minh hơn” vào ngày 18/8 vừa qua.


 

Buổi tọa đàm trực tuyến "Xây dựng thành phố thông minh hơn" diễn tại Công viên phần mềm Đà Nẵng hôm 18/8 vừa qua. -Ảnh: T.N


Bắt đầu từ hoàn thiện và vận hành tốt Hệ thống thông tin chính quyền điện tử

Chia sẻ cùng độc giả quan tâm chương trình, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP, ông Trần Ngọc Thạch nhấn mạnh: Phương châm của Đà Nẵng trong xây dựng Thành phố thông minh hơn là "Đa đối tác - Một nền tảng - Một Hạ tầng - Một Chính sách - Đa Ứng dụng".

Đà Nẵng có thể hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước khác nhau, nhưng thực hiện xây dựng TP Thông minh hơn trên một nền tảng duy nhất, một cơ sở hạ tầng, một chính sách thống nhất. Để từ đó xây dựng nên các ứng dụng thông minh khác nhau. Phương châm đó sẽ được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động trọng tâm gồm: Trong tháng 9 sắp đến, sẽ công bố về chính sách, ban hành Khung kiến trúc tổng thể TP Thông minh và các khung ứng dụng CNTT cho các ngành.

Đối với hạ tầng, truyền dẫn, như đã đề câp ngay từ đầu (xây dựng TP Thông minh hơn trên một nền tảng duy nhất, một cơ sở hạ tầng), Đà Nẵng sẽ triển khai các dự án TP thông minh hơn theo hướng ưu tiên "kế thừa và mở rộng hạ tầng CNTT đã đầu tư" như mạng MAN, Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng, Tổng đài dịch vụ công. Như vậy, vừa tiết kiệm ngân sách, vừa bảo đảm tính nhất quán, đồng nhất về mặt kỹ thuật và đầu mối quản lý, vận hành hạ tầng CNTT.

 

Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng thuộc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng đi vào hoạt động từ 26 tháng 4 năm 2012, góp phần đáng kể vào chống ùn tắc giao thông. Các kỹ sư của Trung tâm đã lập trình phần mềm trên cơ sở dữ liệu được thực hiện từ các trục đường của Đà Nẵng, cài đặt lại chế độ đèn hoạt động theo mô hình "làn sóng xanh", cải thiện đáng kể tình hình giao thông, nhất là cải thiện về tốc độ. Trung tâm còn theo dõi và cung cấp thông tin chính xác, trung thực để xử lý các vụ tai nạn giao thông.- Ảnh: T.N.

Đà Nẵng cũng sẽ triển khai kết nối và thống nhất hạ tầng truyền dẫn Mạng đô thị (mạng MAN), mạng cáp quang tín hiệu giao thông của ngành Giao thông vận tải và mạng truyền dẫn camera an ninh của Công an Thành phố.

Quan trọng nhất vẫn là các ứng dụng trên nền tảng CNTT và Truyền thông.

Ngành chức năng của TP sẽ tiếp tục, cập nhật, hoàn thiện và vận hành tốt Hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Triển khai các ứng dụng thông minh cho các lĩnh vực trọng tâm như Giao thông, Y tế, Giáo dục, An toàn vệ sinh thực phẩm, Môi trường, du lịch, nông nghiệp và phòng chống thiên tai; thành lập Trung tân vận hành và giám sát tập trung thành phố thông minh. Về cơ sở dữ liệu (CSDL), sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu nền tảng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; công khai hệ thống CSDL mở để phục vụ các ứng dụng thông minh.

Đề cập đến các yếu tốt then chốt trong xây dựng TP Thông minh hơn của Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay, ông Trần Ngọc Thạch vẫn cho rằng, ngoài chính sách, hạ tầng, công nghệ; còn có một số yếu tố then chốt, giữ vai trò quyết định, đó là quyết tâm của lãnh đạo TP, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và rộng hơn là nhiều ngành, cộng đồng doanh nghiệp. Vì triển khai TP Thông minh hơn không chỉ riêng cho 1 ngành, 1 lĩnh vực mà cho toàn TP chúng ta. Và không kém phần quan trọng là phải sẵn sàng nguồn nhân lực.

"Một yếu tố nữa là phải làm sao để mọi ứng dụng từ Chính quyền điện tử đến TP Thông minh hơn, mọi người dân đều biết, dễ sử dụng và lan tỏa thành thói quen trong cộng đồng. Nếu nhiều người dùng thì hệ thống sẽ nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi, góp ý, đánh giá về tiện ích. Có vậy, cơ quan-tổ chức triển khai ứng dụng mới tiếp thu, hoàn thiện, hoàn thiện dần. Cuối cùng ứng dụng đó, dịch vụ công đó cũng phục vụ trở lại cho chính công dân, tổ chức, doanh nghiệp và rộng hơn là cả cộng đồng" – ông Trần Ngọc Thạch nhấn mạnh thêm.

 
 Hệ thống camera giám sát giao thông trên tuyến Tôn Đức Thắng (TP Đà Nẵng).-Ảnh: T.N 



Những "chuyển động đầu tiên" của một TP Thông minh hơn

Được biết, Từ năm 2012, TP Đà Nẵng đã phối hợp cùng Tập đoàn IBM khảo sát, xây dựng "Đề án xây dựng TP Thông minh hơn tại Đà Nẵng" (được UBNDTP phê duyệt tại Đề án tại Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 25/3/2014).

Đến nay, Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành TP Thông minh hơn, đã triển khai thành công các ứng dụng thông minh:

Hệ thống quản lý xe buýt bằng thiết bị giám sát hành trình: Thông qua các thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên từng xe buýt, Hệ thống thu thập các thông tin như vị trí, vận tốc, địa điểm, thời gian dự kiến đến trạm, lộ trình xe theo thời gian thực, cập nhật vị trí hiện tại trên bản đồ và thời gian đến trạm của các xe buýt theo thời gian thực. Thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt xác định tọa độ hoạt động của xe và nhận tín hiệu từ các cảm biến về trạng thái hoạt động hiện tại của phương tiện. Thông tin hoạt động của hệ thống được tích hợp vào trang web ecobus.danang.gov.vn để cung cấp thông tin cho hành khách.

Hệ thống camera giám sát giao thông; điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn (với 64 nút tín hiệu giao thông, sử dụng phần mềm (ADIMOTPronet); Vận hành hệ thống Camera quan sát giao thông trên địa bàn (với 32 nút giao thông); điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại 5 nút giao trên tuyến Lê Duẩn (phần mềm NTSC, dự án JICA); Hệ thống giám sát xe ô tô lưu thông qua qua cầu Thuận Phước (Giải pháp của FPT); Hệ thống giám sát giao thông tại các nút giao thông (CadPro); Hệ thống giám sát giao thông bằng camera tại Ngã ba Trưng Nữ Vương - Núi Thành (CENTIC),...

Trung tâm giám sát tự động chất lượng tại Nhà máy nước Cầu Đỏ: Trung tâm giám sát tự động tại nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng): Trung tâm điều hành này cung cấp các thông số thời gian thực về các mẫu nước (ví dụ: độ đục, độ mặn, độ dẫn điện, độ PH và nồng độ clo…) được thu thập và phân tích bởi các thiết bị cảm biến. Hệ thống tự động thu thập dữ liệu từ các sensor với tần suất 15 phút/lần. Từ CSDL, Hệ thống sẽ hiển thị các chỉ số lên Bảng thông báo (Dashboard), Cảnh báo khi cần thiết và tạo các mẫu báo cáo, biểu đồ về các chỉ tiêu chất lượng nước. Nhân viên giám sát của Công ty cấp nước DAWACO có thể theo dõi hệ thống thông qua Bảng thông báo (Dashboard) hoặc các biểu đồ về chất lượng nước.

 

 

 

 Khách hàng có thể xem két quả kiểm nghiệm chất lượng nước (tại Trang TTĐT của Công ty Cấp nước Đà Nẵng). Ngoài ra, có nhiều tiện ích số hóa cũng được Công ty giới thiệu để khách hàng biết sử dụng (tra cứu tiền nước, hóa đơn điện tử, lịch tạm ngưng cấp nước, ..).
 

 

Năm 2016, UBND TP Đà Nẵng cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Viễn thông Quân đội về Xây dựng thành phố thông minh. Thực hiện xây dựng Khung Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh cho Đà Nẵng, Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo và ưu tiên triển khai các ứng dụng thông minh trong lĩnh vực y tế, giáo dục như Hệ thống quản lý bệnh viện, Hồ sơ y tế điện tử, Phần mềm cấp mã số bệnh nhân chung toàn thành phố, Hệ thống tuyển sinh đầu cấp, CSDL học sinh, giáo viên ngành Giáo dục.

Ngoài việc phối hợp với các tập đoàn lớn, thành phố cũng đã tự xây dựng các hệ thống, ứng dụng thông minh như:, Hệ thống giám sát chất lượng nước tại Hồ Thạc Gián, CSDL và ứng dụng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm toàn TP và xây dựng Hệ thống giám sát phát hiện cháy rừng ở Hải Vân; 
Hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông trật tự trên địa bàn ,...
 

Thông minh hơn từ phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường cho biết, để thực hiện việc tiếp nhận số liệu quan trắc tự động, liên tục truyền từ các trạm xử lý nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã triển khai hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (tại công văn số 2667/STNMT-CCMT của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ngày 18/10/2016 về việc lắp đặt phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn TP Đà Nẵng).

Sau khi hoàn thành việc triển khai hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng triển khai (1/12/2016) thực hiện truyền dẫn dữ liệu qua trắc tự động về Sở , phục vụ công tác quản lý; đồng thời, triển khai chặt chẽ công tác phối hợp quản lý hoạt động các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn.

 

Đến thời điểm hiện tại, Hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn Đà Nẵng đã tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động của 3 trạm xử lý nước thải gồm: Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hòa Khánh (từ ngày 01/01/2017), trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hòa Xuân (từ ngày 1/03/2017) và trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hòa Cầm (từ ngày 30/5/2017). Hệ thống đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, giám sát chất lượng xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước thải.

Cuối năm nay, Đà Nẵng có hệ thống quan trắc tự động, giám sát toàn bộ các tuyến thu gom và xử lý nước thải
  

Theo ông Đặng Minh Dũng - Phó Giám đốc công ty Thoát nước và Xử lý nước thải, trong những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa của Đà Nẵng diễn ra khá nhanh, nhưng Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương đi tiên phong trong cả nước về việc đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.

Kể từ năm 2007 - Khi những công trình, hạng mục đầu tiên của hệ thống thu gom và xử lý nước thải (thuộc dự án Thoát nước vệ sinh do Ngân hàng Thế giới tài trợ) được bàn giao đưa vào vận hành, thì cho đến nay hệ thống thu gom nước thải đã được đầu tư, bao phủ hầu hết các quận trung tâm như Hải Châu, Thanh Khê, các khu vực có mật độ dân cư đông đúc của các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và vẫn đang tiếp tục được đầu tư mở rộng ra các khu vực còn lại. 

Khối lượng tài sản hệ thống ngày càng lớn, phạm vi phân bố ngày càng rộng, công nghệ ngày càng hiện đại, phức tạp do đó việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,.. vào công tác quản lý, vận hành, theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống cũng được lãnh đạo TP đặc biệt quan tâm.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, vận hành của hệ thống trong thời gian đến, UBND TP đã chấp thuận cho Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên triển khai Gói thầu 1.12 (sử dụng nguồn vốn dự án Phát triển bền vững), đó là "Xây dựng hệ thống quan trắc tự động các trạm xử lý nước thải và giám sát toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn".

Dự án bao gồm các hạng mục: Kết nối SCADA (hệ thống ứng dụng CNTT để giám sát lưu lượng, áp lực tại Nhà máy và trên mạng lưới hiện có) của các Trạm bơm nước thải về Trung tâm CNTT thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải đầu ra của các trạm xử lý nước thải và kết nối về Trung tâm; Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo khi nước thải bị tràn tại các cấu trúc tách dòng; Xây dựng hệ thống đo lưu lượng tại các trạm bơm nước thải đầu cuối; Xây dựng trang web phục vụ quản lý và chia sẻ rộng rãi thông tin đến các đối tượng liên quan.

Hiện nay, đang triển khai thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến triển khai thi công vào cuối năm nay.

 

T.Ngọc thực hiện

Buổi tọa đàm trực tuyến "Xây dựng thành phố thông minh hơn" diễn tại Công viên phần mềm Đà Nẵng hôm 18/8 vừa qua. -Ảnh: T.N


Bắt đầu từ hoàn thiện và vận hành tốt Hệ thống thông tin chính quyền điện tử

Chia sẻ cùng độc giả quan tâm chương trình, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP, ông Trần Ngọc Thạch nhấn mạnh: Phương châm của Đà Nẵng trong xây dựng Thành phố thông minh hơn là "Đa đối tác - Một nền tảng - Một Hạ tầng - Một Chính sách - Đa Ứng dụng".

Đà Nẵng có thể hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước khác nhau, nhưng thực hiện xây dựng TP Thông minh hơn trên một nền tảng duy nhất, một cơ sở hạ tầng, một chính sách thống nhất. Để từ đó xây dựng nên các ứng dụng thông minh khác nhau. Phương châm đó sẽ được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động trọng tâm gồm: Trong tháng 9 sắp đến, sẽ công bố về chính sách, ban hành Khung kiến trúc tổng thể TP Thông minh và các khung ứng dụng CNTT cho các ngành.

Đối với hạ tầng, truyền dẫn, như đã đề câp ngay từ đầu (xây dựng TP Thông minh hơn trên một nền tảng duy nhất, một cơ sở hạ tầng), Đà Nẵng sẽ triển khai các dự án TP thông minh hơn theo hướng ưu tiên "kế thừa và mở rộng hạ tầng CNTT đã đầu tư" như mạng MAN, Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng, Tổng đài dịch vụ công. Như vậy, vừa tiết kiệm ngân sách, vừa bảo đảm tính nhất quán, đồng nhất về mặt kỹ thuật và đầu mối quản lý, vận hành hạ tầng CNTT.

 

Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng thuộc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng đi vào hoạt động từ 26 tháng 4 năm 2012, góp phần đáng kể vào chống ùn tắc giao thông. Các kỹ sư của Trung tâm đã lập trình phần mềm trên cơ sở dữ liệu được thực hiện từ các trục đường của Đà Nẵng, cài đặt lại chế độ đèn hoạt động theo mô hình "làn sóng xanh", cải thiện đáng kể tình hình giao thông, nhất là cải thiện về tốc độ. Trung tâm còn theo dõi và cung cấp thông tin chính xác, trung thực để xử lý các vụ tai nạn giao thông.- Ảnh: T.N.

Đà Nẵng cũng sẽ triển khai kết nối và thống nhất hạ tầng truyền dẫn Mạng đô thị (mạng MAN), mạng cáp quang tín hiệu giao thông của ngành Giao thông vận tải và mạng truyền dẫn camera an ninh của Công an Thành phố.

Quan trọng nhất vẫn là các ứng dụng trên nền tảng CNTT và Truyền thông.

Ngành chức năng của TP sẽ tiếp tục, cập nhật, hoàn thiện và vận hành tốt Hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Triển khai các ứng dụng thông minh cho các lĩnh vực trọng tâm như Giao thông, Y tế, Giáo dục, An toàn vệ sinh thực phẩm, Môi trường, du lịch, nông nghiệp và phòng chống thiên tai; thành lập Trung tân vận hành và giám sát tập trung thành phố thông minh. Về cơ sở dữ liệu (CSDL), sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu nền tảng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; công khai hệ thống CSDL mở để phục vụ các ứng dụng thông minh.

Đề cập đến các yếu tốt then chốt trong xây dựng TP Thông minh hơn của Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay, ông Trần Ngọc Thạch vẫn cho rằng, ngoài chính sách, hạ tầng, công nghệ; còn có một số yếu tố then chốt, giữ vai trò quyết định, đó là quyết tâm của lãnh đạo TP, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và rộng hơn là nhiều ngành, cộng đồng doanh nghiệp. Vì triển khai TP Thông minh hơn không chỉ riêng cho 1 ngành, 1 lĩnh vực mà cho toàn TP chúng ta. Và không kém phần quan trọng là phải sẵn sàng nguồn nhân lực.

"Một yếu tố nữa là phải làm sao để mọi ứng dụng từ Chính quyền điện tử đến TP Thông minh hơn, mọi người dân đều biết, dễ sử dụng và lan tỏa thành thói quen trong cộng đồng. Nếu nhiều người dùng thì hệ thống sẽ nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi, góp ý, đánh giá về tiện ích. Có vậy, cơ quan-tổ chức triển khai ứng dụng mới tiếp thu, hoàn thiện, hoàn thiện dần. Cuối cùng ứng dụng đó, dịch vụ công đó cũng phục vụ trở lại cho chính công dân, tổ chức, doanh nghiệp và rộng hơn là cả cộng đồng" – ông Trần Ngọc Thạch nhấn mạnh thêm.

 
 Hệ thống camera giám sát giao thông trên tuyến Tôn Đức Thắng (TP Đà Nẵng).-Ảnh: T.N 




Những "chuyển động đầu tiên" của một TP Thông minh hơn

Được biết, Từ năm 2012, TP Đà Nẵng đã phối hợp cùng Tập đoàn IBM khảo sát, xây dựng "Đề án xây dựng TP Thông minh hơn tại Đà Nẵng" (được UBNDTP phê duyệt tại Đề án tại Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 25/3/2014).

Đến nay, Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành TP Thông minh hơn, đã triển khai thành công các ứng dụng thông minh:

Hệ thống quản lý xe buýt bằng thiết bị giám sát hành trình: Thông qua các thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên từng xe buýt, Hệ thống thu thập các thông tin như vị trí, vận tốc, địa điểm, thời gian dự kiến đến trạm, lộ trình xe theo thời gian thực, cập nhật vị trí hiện tại trên bản đồ và thời gian đến trạm của các xe buýt theo thời gian thực. Thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt xác định tọa độ hoạt động của xe và nhận tín hiệu từ các cảm biến về trạng thái hoạt động hiện tại của phương tiện. Thông tin hoạt động của hệ thống được tích hợp vào trang web ecobus.danang.gov.vn để cung cấp thông tin cho hành khách.

Hệ thống camera giám sát giao thông; điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn (với 64 nút tín hiệu giao thông, sử dụng phần mềm (ADIMOTPronet); Vận hành hệ thống Camera quan sát giao thông trên địa bàn (với 32 nút giao thông); điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại 5 nút giao trên tuyến Lê Duẩn (phần mềm NTSC, dự án JICA); Hệ thống giám sát xe ô tô lưu thông qua qua cầu Thuận Phước (Giải pháp của FPT); Hệ thống giám sát giao thông tại các nút giao thông (CadPro); Hệ thống giám sát giao thông bằng camera tại Ngã ba Trưng Nữ Vương - Núi Thành (CENTIC),...

Trung tâm giám sát tự động chất lượng tại Nhà máy nước Cầu Đỏ: Trung tâm giám sát tự động tại nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng): Trung tâm điều hành này cung cấp các thông số thời gian thực về các mẫu nước (ví dụ: độ đục, độ mặn, độ dẫn điện, độ PH và nồng độ clo…) được thu thập và phân tích bởi các thiết bị cảm biến. Hệ thống tự động thu thập dữ liệu từ các sensor với tần suất 15 phút/lần. Từ CSDL, Hệ thống sẽ hiển thị các chỉ số lên Bảng thông báo (Dashboard), Cảnh báo khi cần thiết và tạo các mẫu báo cáo, biểu đồ về các chỉ tiêu chất lượng nước. Nhân viên giám sát của Công ty cấp nước DAWACO có thể theo dõi hệ thống thông qua Bảng thông báo (Dashboard) hoặc các biểu đồ về chất lượng nước.

 

 

 Khách hàng có thể xem két quả kiểm nghiệm chất lượng nước (tại Trang TTĐT của Công ty Cấp nước Đà Nẵng). Ngoài ra, có nhiều tiện ích số hóa cũng được Công ty giới thiệu để khách hàng biết sử dụng (tra cứu tiền nước, hóa đơn điện tử, lịch tạm ngưng cấp nước, ..).
 

 


 
Năm 2016, UBND TP Đà Nẵng cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Viễn thông Quân đội về Xây dựng thành phố thông minh. Thực hiện xây dựng Khung Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh cho Đà Nẵng, Kiến trúc ứng dụng CNTT ngành y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo và ưu tiên triển khai các ứng dụng thông minh trong lĩnh vực y tế, giáo dục như Hệ thống quản lý bệnh viện, Hồ sơ y tế điện tử, Phần mềm cấp mã số bệnh nhân chung toàn thành phố, Hệ thống tuyển sinh đầu cấp, CSDL học sinh, giáo viên ngành Giáo dục.

Ngoài việc phối hợp với các tập đoàn lớn, thành phố cũng đã tự xây dựng các hệ thống, ứng dụng thông minh như:, Hệ thống giám sát chất lượng nước tại Hồ Thạc Gián, CSDL và ứng dụng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm toàn TP và xây dựng Hệ thống giám sát phát hiện cháy rừng ở Hải Vân; 
Hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông trật tự trên địa bàn ,...
 

Thông minh hơn từ phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường cho biết, để thực hiện việc tiếp nhận số liệu quan trắc tự động, liên tục truyền từ các trạm xử lý nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã triển khai hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (tại công văn số 2667/STNMT-CCMT của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ngày 18/10/2016 về việc lắp đặt phần mềm tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn TP Đà Nẵng).

Sau khi hoàn thành việc triển khai hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng triển khai (1/12/2016) thực hiện truyền dẫn dữ liệu qua trắc tự động về Sở , phục vụ công tác quản lý; đồng thời, triển khai chặt chẽ công tác phối hợp quản lý hoạt động các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn.

 

Đến thời điểm hiện tại, Hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn Đà Nẵng đã tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động của 3 trạm xử lý nước thải gồm: Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hòa Khánh (từ ngày 01/01/2017), trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hòa Xuân (từ ngày 1/03/2017) và trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hòa Cầm (từ ngày 30/5/2017). Hệ thống đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, giám sát chất lượng xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước thải.

Cuối năm nay, Đà Nẵng có hệ thống quan trắc tự động, giám sát toàn bộ các tuyến thu gom và xử lý nước thải
  

Theo ông Đặng Minh Dũng - Phó Giám đốc công ty Thoát nước và Xử lý nước thải, trong những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa của Đà Nẵng diễn ra khá nhanh, nhưng Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương đi tiên phong trong cả nước về việc đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.

Kể từ năm 2007 - Khi những công trình, hạng mục đầu tiên của hệ thống thu gom và xử lý nước thải (thuộc dự án Thoát nước vệ sinh do Ngân hàng Thế giới tài trợ) được bàn giao đưa vào vận hành, thì cho đến nay hệ thống thu gom nước thải đã được đầu tư, bao phủ hầu hết các quận trung tâm như Hải Châu, Thanh Khê, các khu vực có mật độ dân cư đông đúc của các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và vẫn đang tiếp tục được đầu tư mở rộng ra các khu vực còn lại. 

Khối lượng tài sản hệ thống ngày càng lớn, phạm vi phân bố ngày càng rộng, công nghệ ngày càng hiện đại, phức tạp do đó việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,.. vào công tác quản lý, vận hành, theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống cũng được lãnh đạo TP đặc biệt quan tâm.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, vận hành của hệ thống trong thời gian đến, UBND TP đã chấp thuận cho Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên triển khai Gói thầu 1.12 (sử dụng nguồn vốn dự án Phát triển bền vững), đó là "Xây dựng hệ thống quan trắc tự động các trạm xử lý nước thải và giám sát toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn".

Dự án bao gồm các hạng mục: Kết nối SCADA (hệ thống ứng dụng CNTT để giám sát lưu lượng, áp lực tại Nhà máy và trên mạng lưới hiện có) của các Trạm bơm nước thải về Trung tâm CNTT thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải đầu ra của các trạm xử lý nước thải và kết nối về Trung tâm; Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo khi nước thải bị tràn tại các cấu trúc tách dòng; Xây dựng hệ thống đo lưu lượng tại các trạm bơm nước thải đầu cuối; Xây dựng trang web phục vụ quản lý và chia sẻ rộng rãi thông tin đến các đối tượng liên quan.

Hiện nay, đang triển khai thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến triển khai thi công vào cuối năm nay.

 

T.Ngọc thực hiện


Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017