Tại VDA 2021, UBND Tp. Đà Nẵng là một trong số 11 đơn vị được vinh danh ở hạng mục "Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc", với sản phẩm Kho dữ liệu dùng chung Tp. Đà Nẵng. Giải thưởng nối dài thêm thành tích ấn tượng của địa phương này ở các mùa giải của Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) đến nay.
Nhận thức sâu sắc vai trò quyết định của chuyển đổi số và quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, chính quyền Đà Nẵng hiện là địa phương tiên phong trong triển khai chính quyền điện tử và hiện thực hóa các mục tiêu tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Chính phủ.
Ban Chấp hành Đảng bộ Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó quan điểm là: "Chuyển đổi số là bước chuyển tất yếu nhằm chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; là cơ hội giải quyết các điểm nghẽn cũng như đột phá trong phát triển của thành phố".
Trên cơ sở đó, UBND Tp. Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai và có một số kết quả ban đầu.
Theo Phó Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng Trần Phước Sơn: Việc Ban Tổ chức VDA 2021 vinh danh Đà Nẵng ở hạng mục "cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc" là sự ghi nhận nỗ lực của thành phố trong triển khai chuyển đổi số; đặc biệt là sử dụng dữ liệu số trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công cho người dân.
Giải thưởng VDA 2021 sẽ thêm động lực, niềm tin cho các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức TP trong hành trình triển khai chuyển đổi số trong 5, 10 năm đến; vì hiện nay mới khởi đầu, còn rất nhiều nhiệm vụ phải làm theo nhu cầu của người dân và yêu cầu phát triển của Thành phố.
- Phóng viên: Kho dữ liệu dùng chung của Đà Nẵng đã gây ấn tượng đặc biệt với Hội đồng giám khảo VDA 2021. Và chính nó đã giúp Đà Nẵng rinh giải chuyển đổi số mùa này. Vậy Kho dữ liệu này có gì nổi bật, thưa ông?
Ông Trần Phước Sơn: Tại Nghị quyết số 05-NQ/TU với tầm nhìn là: "Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số để điều chỉnh thể chế, cấu trúc lại quy trình, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; để Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới; và để Hình thành công dân số, xã hội số"; do vậy một trong những ưu tiên của Đà Nẵng là xây dựng Kho dữ liệu dùng chung thành phố.
Thực tế qua đợt dịch COVID-19 lần thứ 4; Kho dữ liệu dùng chung đã là nền tảng cung cấp dữ liệu sạch và đầy đủ để Đà Nẵng triển khai nhanh, hiệu quả các ứng dụng công nghệ, phục vụ chuyển trạng thái/tình huống kịp thời trong phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19, tiêu biểu như: Ứng dụng giấy đi đường QRCode, Thẻ đi chợ QRCode; Hệ thống phân tích dữ liệu khai báo y tế để phát hiện sớm người "nguy cơ"; Tổng đài truy vết nhanh F1, F2; Bản đồ dịch tễ Covid; Ứng dụng cách lý và điều trị tại nhà, …
Kho dữ liệu dùng chung TP. Đà Nẵng |
- Trong câu chuyện chuyển đổi số ở Đà Nẵng, điểm nhấn là gì, thưa ông?
Ông Trần Phước Sơn: Đề án chuyển đổi số của TP Đà Nẵng đã xác định: "Chính quyền, Cơ quan nhà nước sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để ra quyết định, kiến tạo phát triển và quản lý kinh tế - xã hội hiệu quả hơn, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số"; đồng thời ưu tiên triển khai chuyển đổi số trong 09 lĩnh vực: Y tế; Giáo dục và đào tạo; Tài chính - ngân hàng; Nông nghiệp; Giao thông vận tải và logistics; Năng lượng; Tài nguyên và môi trường; Sản xuất công nghiệp và Du lịch.
Ngoài triển khai các lĩnh vực ưu tiên theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai chuyển đổi số tại TP. Đà Nẵng có một số điểm nhấn gồm: Các cơ quan Đảng, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội là tiên phong trong chuyển đổi số để lan toả toàn xã hội; Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng để hình thành Trung tâm tài chính khu vực theo hướng tài chính số (Fintech); triển khai chuyển đổi số cho an toàn vệ sinh thực phẩm (trong lĩnh vực y tế) để nâng cao chất lượng số người dân và thu hút du khách; đặc biệt là triển khai chuyển đổi số cho lĩnh vực du lịch – một ngành kinh tế quan trọng của Thành phố.
- Định hướng chuyển đổi số của Đà Nẵng trong thời gian tới thế nào, thưa ông?
Ông Trần Phước Sơn: TP Đà Nẵng đã đưa ra 67 mục tiêu và 125 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về chuyển đổi số để các cơ quan, địa phương triển khai triển khai đến năm 2025 và năm 2030.
Mỗi cơ quan, địa phương phải xây dựng và ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai hiệu quả, toàn diện. Trong đó ưu tiên tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ, biết sự thiết thực và tham gia; cho người dân cũng như cung cấp cho người dân các ứng dụng dễ sử dụng, thiết thực, hiệu quả nhất; đưa ra các mô hình và nền tảng cho từng loại hình, lĩnh vực để doanh nghiệp tham khảo, sử dụng….
Giao diện Cổng dữ liệu mở TP Đà Nẵng |
UBND TP Đà Nẵng sẽ thường xuyên rà soát, đánh giá việc triển khai chuyển đổi số, để bảo đảm hiệu quả, mục tiêu đề ra; đặc biệt là đảm bảo phục vụ tổ chức và vận hành mô hình Chính quyền đô thị từ tháng 07/2021; và đến năm 2030: "Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN" như Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định.
Xin cảm ơn ông!
Trước VDA 2021, hôm 19/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020.
Theo đó, TP Đà Nẵng được xếp ở vị trí thứ Nhất về chuyển đổi số cấp tỉnh ở cả tổng thể và 03 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Việc đánh giá, xếp hạng trên dựa theo Bộ chỉ số chuyển đổi số DTI (ban hành theo Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ TT&TT); trong đó kết quả xếp hạng là hội tụ của 04 phương pháp đánh giá: Theo số liệu của địa phương, Theo số liệu của Bộ TT&TT, Đánh giá trên không gian mạng và Đánh giá của chuyên gia./.
Chuyển đổi số ở Đà Nẵng: Bước tất yếu để tạo đột phá
Tại VDA 2021, UBND Tp. Đà Nẵng là một trong số 11 đơn vị được vinh danh ở hạng mục "Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc", với sản phẩm Kho dữ liệu dùng chung Tp. Đà Nẵng. Giải thưởng nối dài thêm thành tích ấn tượng của địa phương này ở các mùa giải của Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) đến nay.
Nhận thức sâu sắc vai trò quyết định của chuyển đổi số và quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, chính quyền Đà Nẵng hiện là địa phương tiên phong trong triển khai chính quyền điện tử và hiện thực hóa các mục tiêu tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Chính phủ.
Ban Chấp hành Đảng bộ Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó quan điểm là: "Chuyển đổi số là bước chuyển tất yếu nhằm chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; là cơ hội giải quyết các điểm nghẽn cũng như đột phá trong phát triển của thành phố".
Trên cơ sở đó, UBND Tp. Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai và có một số kết quả ban đầu.
Theo Phó Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng Trần Phước Sơn: Việc Ban Tổ chức VDA 2021 vinh danh Đà Nẵng ở hạng mục "cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc" là sự ghi nhận nỗ lực của thành phố trong triển khai chuyển đổi số; đặc biệt là sử dụng dữ liệu số trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công cho người dân.
Giải thưởng VDA 2021 sẽ thêm động lực, niềm tin cho các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức TP trong hành trình triển khai chuyển đổi số trong 5, 10 năm đến; vì hiện nay mới khởi đầu, còn rất nhiều nhiệm vụ phải làm theo nhu cầu của người dân và yêu cầu phát triển của Thành phố.
- Phóng viên: Kho dữ liệu dùng chung của Đà Nẵng đã gây ấn tượng đặc biệt với Hội đồng giám khảo VDA 2021. Và chính nó đã giúp Đà Nẵng rinh giải chuyển đổi số mùa này. Vậy Kho dữ liệu này có gì nổi bật, thưa ông?
Ông Trần Phước Sơn: Tại Nghị quyết số 05-NQ/TU với tầm nhìn là: "Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số để điều chỉnh thể chế, cấu trúc lại quy trình, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; để Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới; và để Hình thành công dân số, xã hội số"; do vậy một trong những ưu tiên của Đà Nẵng là xây dựng Kho dữ liệu dùng chung thành phố.
Thực tế qua đợt dịch COVID-19 lần thứ 4; Kho dữ liệu dùng chung đã là nền tảng cung cấp dữ liệu sạch và đầy đủ để Đà Nẵng triển khai nhanh, hiệu quả các ứng dụng công nghệ, phục vụ chuyển trạng thái/tình huống kịp thời trong phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19, tiêu biểu như: Ứng dụng giấy đi đường QRCode, Thẻ đi chợ QRCode; Hệ thống phân tích dữ liệu khai báo y tế để phát hiện sớm người "nguy cơ"; Tổng đài truy vết nhanh F1, F2; Bản đồ dịch tễ Covid; Ứng dụng cách lý và điều trị tại nhà, …
Kho dữ liệu dùng chung TP. Đà Nẵng |
- Trong câu chuyện chuyển đổi số ở Đà Nẵng, điểm nhấn là gì, thưa ông?
Ông Trần Phước Sơn: Đề án chuyển đổi số của TP Đà Nẵng đã xác định: "Chính quyền, Cơ quan nhà nước sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để ra quyết định, kiến tạo phát triển và quản lý kinh tế - xã hội hiệu quả hơn, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số"; đồng thời ưu tiên triển khai chuyển đổi số trong 09 lĩnh vực: Y tế; Giáo dục và đào tạo; Tài chính - ngân hàng; Nông nghiệp; Giao thông vận tải và logistics; Năng lượng; Tài nguyên và môi trường; Sản xuất công nghiệp và Du lịch.
Ngoài triển khai các lĩnh vực ưu tiên theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai chuyển đổi số tại TP. Đà Nẵng có một số điểm nhấn gồm: Các cơ quan Đảng, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội là tiên phong trong chuyển đổi số để lan toả toàn xã hội; Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng để hình thành Trung tâm tài chính khu vực theo hướng tài chính số (Fintech); triển khai chuyển đổi số cho an toàn vệ sinh thực phẩm (trong lĩnh vực y tế) để nâng cao chất lượng số người dân và thu hút du khách; đặc biệt là triển khai chuyển đổi số cho lĩnh vực du lịch – một ngành kinh tế quan trọng của Thành phố.
- Định hướng chuyển đổi số của Đà Nẵng trong thời gian tới thế nào, thưa ông?
Ông Trần Phước Sơn: TP Đà Nẵng đã đưa ra 67 mục tiêu và 125 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về chuyển đổi số để các cơ quan, địa phương triển khai triển khai đến năm 2025 và năm 2030.
Mỗi cơ quan, địa phương phải xây dựng và ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai hiệu quả, toàn diện. Trong đó ưu tiên tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ, biết sự thiết thực và tham gia; cho người dân cũng như cung cấp cho người dân các ứng dụng dễ sử dụng, thiết thực, hiệu quả nhất; đưa ra các mô hình và nền tảng cho từng loại hình, lĩnh vực để doanh nghiệp tham khảo, sử dụng….
Giao diện Cổng dữ liệu mở TP Đà Nẵng |
UBND TP Đà Nẵng sẽ thường xuyên rà soát, đánh giá việc triển khai chuyển đổi số, để bảo đảm hiệu quả, mục tiêu đề ra; đặc biệt là đảm bảo phục vụ tổ chức và vận hành mô hình Chính quyền đô thị từ tháng 07/2021; và đến năm 2030: "Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN" như Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định.
Xin cảm ơn ông!
Trước VDA 2021, hôm 19/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020.
Theo đó, TP Đà Nẵng được xếp ở vị trí thứ Nhất về chuyển đổi số cấp tỉnh ở cả tổng thể và 03 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Việc đánh giá, xếp hạng trên dựa theo Bộ chỉ số chuyển đổi số DTI (ban hành theo Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ TT&TT); trong đó kết quả xếp hạng là hội tụ của 04 phương pháp đánh giá: Theo số liệu của địa phương, Theo số liệu của Bộ TT&TT, Đánh giá trên không gian mạng và Đánh giá của chuyên gia./.