Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế địa phương quản lý, kiểm soát người cách ly tại nhà qua ứng dụng NCOVI
Người đăng tin: Admin Admin Ngày đăng tin: 03/04/2020 Lượt xem: 73

Ngày 2/4/2020, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 1843/BYT-VPB1 về việc triển khai, quản lý đối tượng cách ly tại nhà, nơi cư trú sử dụng ứng dụng NCOVI. Công văn được gửi đến tất cả các Sở Y tế trên toàn quốc.


Công văn nêu rõ, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố (CDC) rà soát danh sách các đối tượng cách ly (trên cơ sở danh sách được cung cấp hoặc điều tra dịch tễ học), cập nhật các thông tin cần thiết vào Hệ thống giám sát dịch Covid-19 tại địa chỉ http://moh.ncovi.vn; Đôn dốc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cách ly; Hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện quản lý, giám sát các đối tượng cách ly trên địa bàn.

20200403-pg1.jpg

Tính năng mới "Giám sát cách ly" của ứng dụng NCOVI

Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quản lý, theo dõi đối tượng cách ly trên địa bàn và hỗ trợ, hướng dẫn trạm y tế xã/phường/thị trấn thực hiện quản lý đối tượng cách ly.
 
 Trạm y tế xã/phường/thị trấn thực hiện xác minh các đối tượng cách ly đã được thông báo trên Hệ thống giám sát dịch bệnh Covid-19; Hướng dẫn đối tượng thuộc diện cách ly sử dụng tính năng quản lý cách ly trên ứng dụng NCOVI theo tài liệu hướng dẫn sử dụng gửi kèm; Quản lý, theo dõi, kiểm soát các đối tượng cách ly trên địa bàn.
 
* Từ ngày 2/4/2020, ứng dụng khai báo y tế tự nguyện NCOVI được bổ sung thêm hai tính năng mới: Giám sát cách ly và quản lý điểm kiểm soát, theo thông tin từ Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT.
 
Tính năng "Giám sát cách ly: chỉ áp dụng cho trường hợp phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Người được cách ly cần đăng ký cách ly bằng nhận diện khuôn mặt; đăng ký vị trí cách ly - có thêm cảnh báo nếu di chuyển quá 100m so với vị trị cách ly; thực hiện điểm danh hàng ngày bằng nhận diện khuôn mặt và được lưu lại trong Lịch sử điểm danh trên ứng dụng NCOVI.
 
Ứng dụng NCOVI sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain) để hỗ trợ điểm danh người cách ly hàng ngày bằng nhận diện khuôn mặt, cảnh báo nếu di chuyển quá 100m so với địa điểm cách ly, đơn vị phát triển ứng dụng NCOVI cho biết.
 
Tính năng "Quản lý điểm kiểm soát" cho phép người quản lý (Admin) tạo các tài khoản người kiểm soát (Checker) để thực hiện quét mã QR trên ứng dụng nhằm kiểm soát và phân loại tình trạng của người dân di chuyển ra vào qua các điểm cách ly, điểm kiểm soát như bệnh viện, trường học, công ty... thậm chí cả một tỉnh.
 
Như vậy, từ ngày 26/3 đến nay ứng dụng NCOVI đã bổ sung thêm 5 tính năng mới, bao gồm: quét QRCode để kiểm tra tình trạng sức khỏe; mở rộng bản đồ giúp người dùng xem bản đồ thông tin di chuyển các ca F0 (người đã được xác định nhiễm bệnh Covid -19) trên toàn màn hình; khai báo tiếp xúc cho bản thân hoặc người nhà, phản ánh trường hợp xung quanh mà mình biết có đi từ nước ngoài về hoặc tiếp xúc với trường hợp đi từ nước ngoài về.
 
Theo thống kê, tính đến 8h ngày 1/4/2020, đã có 4,3 triệu lượt tải ứng dụng NCOVI và 4.486.200 bản ghi khai báo y tế tự nguyện. Đặc biệt, tính năng mới quét QRCode cũng thu hút được sự chú ý của người dùng với 1.388.000 bản ghi quét mã QR kể từ ngày ra mắt 26/3/2020 cho đến nay.
 
Theo Giang Phạm (mic.gov.vn)

 


Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017