Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng Thành phố thông minh: Những hướng tiếp cận thiết thực
Người đăng tin: Admin Admin Ngày đăng tin: 28/11/2018 Lượt xem: 183

Trong bối cảnh và điều kiện đặc thù của Đà Nẵng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng Thành phố thông minh có thể bắt đầu từ những dự án, có yêu cầu và quy mô không lớn. Nhưng lại thật sự thiết thực bởi đã giải quyết được những vấn đề của cuộc sống.


Đó là ý kiến có điểm gặp gỡ mang tính tựu trung nhất tại hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng Thành phố thông minh", diễn ra sáng nay 16/11, tại Công viên phần mềm Đà Nẵng.

 

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều đại biểu đến từ các Sở, ngành, các Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng, các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục trên địa bàn Đà Nẵng.
 

 

 

Ông Phạm Trường Quốc Vương – Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông – tặng hoa tri ân đến đại diện các đơn vị bảo trợ và phối hợp CMC Telecom, FPT, IID, DNES, Aisan Tech. 
-Ảnh trong bài: T.N.


Từ những câu chuyện có thật và "vấn đề nóng" cơ sở dữ liệu

Ông Nguyễn Duy Nghiêm – Giám đốc Chi nhánh tổ chức Giáo dục tại Đà Nẵng, liên kết với University Greenwich thuộc hệ thống Giáo dục  FPT – kể câu chuyện: Sáng nay (16/11), trên đường Võ Nguyên Giáp đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Hậu quả là một du khách bị gãy xương sườn. Người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn đã bỏ chạy ngay sau đó. Giá như trên tuyến đường có những camera thông minh, việc xử lý sẽ rất dễ dàng. Có lẽ Thành phố thông minh, bắt đầu từ những tuyến đường mà mọi sự cố được giải quyết thông minh …

Cũng đến từ FPT Software, anh Hồ Phú Hiển chia sẻ: Tôi có nhu cầu công chứng trong giao dịch nhà đất. Việc đối chiếu cơ sở dữ liệu (tờ bản đồ có thửa đất, hình họa thửa đất thực tế mà đương sự đang giao dịch…) để đi đến thực hiện công chứng, đã mất khá nhiều thời gian.

Giá như có sự liên thông dữ liệu (đất đai) giữa Phòng Công chứng với cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về (quản lý đất đai), mọi việc sẽ được giải quyết theo đơn vị phút hoặc giờ là xong.

 

Ông Lê Minh Đức – Chuyên viên Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội Đà Nẵng chia sẻ tại Tọa đàm.


Cũng liên quan đến tình trạng bất cập về cơ sở dữ liệu (cơ sở dữ liệu cũ, chưa được cập nhật hoặc chưa mang tính tổng thể), ông Lê Minh Đức – Chuyên viên, Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội Đà Nẵng, cho hay: Là cơ quan được giao nhiệm vụ (chính) là phản biện các chủ trương, chính sách phát triển của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên, cơ quan Viện vẫn chưa có đủ bộ cơ sở dữ liệu mang tính liên ngành và thường xuyên được hiệu chỉnh, cập nhật.

Việc thiếu cơ sở dữ liệu đã khiến Viện không thể kịp thời có ý kiến tham mưu, hoặc không thể đưa ra dự báo như lãnh đạo thành phố yêu cầu.

"Đà Nẵng có thể học tập các địa phương bạn, chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh, sớm thành lập một Trung tâm vận hành khai thác dữ liệu hay Trung tâm vận hành Thành phố thông minh, giữ vai trò tổng điều phối, hỗ trợ các ứng dụng chuyên ngành hoặc chuyên sâu" – ông Đức nói.

 

 Đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố chia sẻ "vấn đề số hóa dữ liệu" với hội thảo.

         
Tại hội thảo diễn ra sáng nay, cơ sở dữ liệu được nhiều kiến đề cập theo 2 cấp độ nhìn nhận: tổ chức khai thác hiệu quả và cơ sở dữ liệu còn ở dạng "đóng gói" hay chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Nghĩa là đối tượng muốn tiếp cận phải được cung cấp cách mở hay chờ thêm thời gian để liên thông khai thác.

Một điển hình tổ chức khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu được giới thiệu tại hội thảo là ứng dụng Chatbot Du lịch (do Trung tâm xúc tiến Du lịch – Sở Du lịch Đà Nẵng quản trị, vận hành).

Bà Võ Thị Ngân Hà – Quản trị viên Chatbot Du lịch/Chatbot Danang Fanstaticity – chia sẻ: Hàng ngàn lượt câu hỏi đã được gửi đến và nhân vật đại diện đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trả lời suôn sẻ, kịp thời, độ tin cậy cao, nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình thời tiết, các chương trình khuyến mãi đang diễn ra hay điểm đến của nhà hàng, khách sạn, tụ điểm giải trí…
 
"Chatbot Du lịch của chúng tôi được nâng dần cấp độ thông minh. Nếu du khách hỏi về các hoạt động sự kiện, nó không chỉ trả lời mà còn cung cấp thời gian đếm ngược, tiến gần đến thời khắc diễn ra hoạt động sự kiện đó. Ngoài ra, là các chỉ dẫn cách đi đến điểm diễn ra hoạt động sự kiện" – bà Ngân Hà cho biết thêm.

 

 

Thành công của ứng dụng Chatbot Danang Fanstaticity (chụp lại màn hình tham luận tại hội thảo).  


Nhận diện các thách thức: Sau cơ sở dữ liệu là hoạch định chính sách và yếu tố con người

Thay mặt Trung tâm Dịch vụ công (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng), hiện đang vận hành Tổng đài 1022 (cũng là Đường dây nóng hợp nhất của thành phố Đà Nẵng), ông Nguyễn Văn Quốc – Giám đốc Trung tâm, cho biết: "Chúng tôi đang đứng trước thách thức của ứng dụng chatbot. Từ cơ sở dữ liệu đến đo lường trạng thái của công dân, hay đại diện tổ chức, doanh nghiệp khi tương tác với Tổng đài. Tiến tới cắt giảm biên chế, nhân sự ….việc tranh thủ khai thác những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo là tất yếu. Tuy nhiên, với đặc thù của một Tổng đài Dịch vụ công, chúng tôi đang cẩn thận và rất cân nhắc".

Theo ông Lê Sơn Phong – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng – Sở đang hướng đến ứng dụng chatbot ở lĩnh vực dịch vụ công. Song câu chuyện không đơn giản là khi công dân, đại diện tổ chức hỏi chỉ trả lời suôn. Mà còn liên quan đến hướng dẫn cả một quy trình, một bộ thủ tục.

Trong khi đó, ở cấp độ cơ sở dữ liệu chưa được xây dưng hoàn chỉnh. Nói cách khác là còn thiếu.

 

 

Ông Lê Sơn Phong - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng chủ trì nội dung thảo luận.


Trả lời câu hỏi liên quan đến Trung tâm dữ liệu/Trung tâm vận hành Thành phố thông minh; ông Lê Sơn Phong khẳng định, Đà Nẵng đã có Trung tâm dữ liệu và Trung tâm này đang được mở rộng.

Ông Phong cũng khẳng định thêm: Cơ sở dữ liệu thực sự là trái tim của cả hệ thống vận hành, dù là chính quyền điện tử, thành phố thông minh đến các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tương lai….Tất cả đều trên nền tảng cơ sở dữ liệu.

Ông Phong cho biết, sắp đến Đà nẵng sẽ công bố "Đề án xây dựng Thành phố thông minh", nhiều vấn đề sẽ được làm rõ và có lộ trình để giải quyết những bất cập, trong đó có cơ sở dữ liệu. Đề án sẽ quy định rõ hơn chế độ lưu trữ, cập nhật, xử lý và khai thác dữ liệu. Và giai đoạn 2019-2020, mục tiêu hàng đầu sẽ là cơ sở dữ liệu.   

Tiến sỹ Đặng Đức Long - Phụ trách Nghiên cứu khoa học và Hợp tác với doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Đại học Đà Nẵng, khi đặt vấn đề ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng Thành phố thông minh, cần sớm nhận diện những thách thức và nên đặt ra ngay từ đầu, câu hỏi: Ứng dụng (trí tuệ nhân tạo) như thế nào cho Đà Nẵng?.

Trong 3 thách thức đặt ra (Cơ sở dữ liệu – Pháp lý và Tài chính); TS Đặng Đức Long vẫn thiên về cơ sở dữ liệu. Ông cho rằng vấn đề tuy đơn giản nhưng sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém không ít tiền của, công sức. Đó là số hóa toàn bộ dữ liệu hiện có. 

 

Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc TTKD dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) CMC Telecom đóng góp ý kiến cho chủ đề hội thảo và giới thiệu 2 ứng dụng thông minh cho Đà Nẵng.
 

 

Doanh nghiệp chung tay và đồng hành


Giám đốc khối Dịch vụ của Công ty CMC Telecom, ông Lê Anh Vũ cho rằng, phải "đi trước một bước để đánh giá mức độ thông minh trong xây dựng một đô thị thông minh". Từ đó, giải quyết từng vấn đề một để đạt đến một cấp độ thông minh nhất định. Và ông cho rằng muốn có ứng dụng thông minh, thành phố thông minh thì "con người phải thông minh trước tiên". Bởi chính con người sẽ xây dựng chính sách, hoạch định lộ trình cũng như vận hành, ứng dụng các giải pháp thông minh.

Chính vì vậy – trao đổi thêm với ICT Đà Nẵng – ông Lê Anh Vũ khẳng định, CMC Telecom sẽ có 3 ưu tiên trong hỗ trợ xây dựng nền tảng thông minh. Đó là (khối) Chính Phủ ; (lĩnh vực) Giáo dục – Đào tạo và (hoạt động) Khởi nghiệp. Trong đó, Giáo dục – Đào tạo được xem như "giải pháp cho giải pháp" bởi liên quan đến nhân tố quan trọng: Con Người.

"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ theo phương thức sử dụng nền tảng kỹ thuật của CMC (GPU) để chạy các ứng dụng thử nghiệm. 7.500 giờ chạy thử (cho 1 đối tượng giải pháp ứng dụng) trên nền GPU ước khoảng 100 triệu đồng nhưng CMC sẵn sàng hỗ trợ cho các ứng dụng (trí tuệ nhân tạo) và CMC dành riêng hỗ trợ này cho Đà Nẵng" – ông Lê Anh Vũ khẳng định.

Bên cạnh đó, khi đưa các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay giải pháp thông minh vào các lĩnh vực của đời sống, sẽ cần đến một khoản chi phí không nhỏ, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật. Nhằm chia sẻ với chính quyền Đà Nẵng, CMC sẵn sàng bỏ chi phí đầu tư, lắp đặt và cho thuê lại hạ tầng kỹ thuật. Như vậy giải pháp về tài chính cho các ứng dụng sẽ bớt căng thẳng cho kênh ngân sách.

 

 

Toàn cảnh hội thảo với phiên trình bày của diễn giả Lê Văn Minh Đức, "Giới thiệu về xu hướng ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong xây dựng Thành phố thông minh".  


Doanh nghiệp sẵn lòng – Cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc quyết liệt

Trong khuôn khổ hội thảo, CMC Telecom đã giới thiệu 2 ứng dụng thông minh liên quan đến quản lý và kiểm soát giao thông và trật tự - trị an – an ninh. Trả lời câu hỏi của ICTDanang "2 giải pháp trên nếu được chấp thuận, đưa vào ứng dụng trên địa bàn Đà Nẵng, sẽ gặp thuận lợi và khó khăn gì ?", ông Lê Anh Vũ nói ngay:

Chúng tôi cần sự vào cuộc của nhiều ngành. Chẳng hạn quản lý và kiểm soát giao thông thì cần sự phối hợp, chia sẻ của Sở Giao thông vận tải, của Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố, các công ty, doanh nghiệp chuyên doanh vận tải. Rồi Sở Thông tin – Truyền thông , Sở Du lịch, UBND các cấp…

Hay, lĩnh vực Trật tự - Trị an – An ninh, dứt khoát phải có sự tham gia của nhiều ngành (Công an, Quân đội, Tư pháp, Viễn thông, An minh mạng…).

Về phía CMC thì không có trở ngại gì. Với năng lực công nghệ và trí tuệ, khi đã chính thức là đối tác của nhiều Tập đoàn, Công ty IT lớn, CMC sẵn sàng là cơ quan tư vấn, hợp tác nghiên cứu chung và đưa ra đề xuất, giải pháp cho nhiều vấn đề là mối quan tâm chung.

Trong đó, chúng tôi cũng rất cần sự quan tâm ủng hộ (về mặt giải pháp đã được đề xuất), nói đi đôi với làm. Và đã làm thì làm quyết liệt, cả hệ thống cùng chung sức để thực hiện thành công.

Tranh thủ những lợi thế - Đơn giản hóa phương thức tiếp cận

"Đà Nẵng có một số thuận lợi rất cơ bản để CMC tự tin đưa ra đề xuất  ứng dụng thông minh liên quan đến quản lý và kiểm soát giao thông và trật tự - trị an – an ninh. Đó là hệ thống camera của thành phố, hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông (khi xây dựng hệ thống thông tin chính quyền điện tử). Trách nhiệm của chúng tôi là ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý thông tin, hình ảnh, dữ liệu. Tất cả theo thời gian, phải nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý" – ông Vũ nói thêm.  

Anh Hồ Phú Hiển, đại diện FPT Software, cho biết, đồng hành với quyết tâm lớn, xây dựng thành công Thành phố thông minh; FPT Software sẵn sàng hợp tác triển khai một số ứng dụng thông minh. Trước mắt, phối hợp xây dựng Chatbot cho Tổng đài dịch vụ công 1022 và song song, sẵn sàng tham gia xây dựng Thẻ thông minh dành cho du khách, trên nền Chatbot Danang Fanstaticity.

 Ông Trần Văn Hoàng - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng.



Ngoài ra, FPT Software, cũng cho rằng Đà Nẵng khi xây dựng chính quyền điện tử, đã có những thuận lợi rất cơ bản, để hôm nay ứng dụng trí tuệ vào xây dựng thành phố thông minh. 

Đó là khung kiến trúc, đó là hạ tầng kỹ thuật công nghệ. Vấn đề đặt ra là nâng cao mức độ tích hợp các ứng dụng, làm phong phú hệ cơ sở dữ liệu song song với khảo sát và giải quyết những vấn đề là nhu cầu thực tế. Đặc biệt là đơn giản hóa sự tiếp cận dịch vụ thông minh cho người dân.

"Tôi rất mong, các ứng dụng của chúng ta hướng đến những vấn đề được cuộc sống đặt ra và đặt ra bức bách. Chẳng hạn tình trạng nhiễm mặn dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sạch cho Đà Nẵng, xôn xao mấy ngày qua. Có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải quyết vấn đề thuộc về phạm vi tài nguyên - môi trường  như vậy không ?" – ông  Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng khẳng định một lần nữa mục tiêu hướng đến của các ứng dụng thông minh, ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo.

Và đó cũng là mục tiêu bao trùm mà Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông – ICTDanang – hướng đến khi quyết định cùng các đối tác, đơn vị phối hợp tổ chức phiên tọa đàm mở lần này.

 


Các đại biểu đã ngồi đến phút cuối của hội thảo.


T.Ngọc


Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017