Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
“Toàn cảnh” Báo cáo VietNam ICT Index 2016
Người đăng tin: Admin Admin Ngày đăng tin: 27/03/2017 Lượt xem: 469

Báo cáo chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT–TT Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Index 2016) tiếp tục giúp các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hiểu rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của ngành mình, cơ quan, đơn vị mình, để từ đó đưa ra được những giải pháp, định hướng phù hợp nhằm cải thiện việc phát triển và ứng dụng CNTT của đơn vị mình cũng như góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT-TT của cả nước nói chung và xây dựng Chính phủ điện tử thành công tại Việt Nam nói riêng.


Báo cáo VietNam ICT Index là một trong những tài liệu thường niên quan trọng do Bộ TT&TT và Hội Tin học Việt Nam phối hợp thực hiện, luôn nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan tổ chức và các chuyên gia trên cả nước. Năm 2016 là năm thứ 11 Báo cáo này được thực hiện và có nhiều đổi mới, chính thức được công bố vào chiều nay ngày 22/3.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2016 cung cấp các thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT, đồng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các khối: Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Ngân hàng thương mại. 

Kết cấu báo cáo bao gồm 4 phần: Phần 1 - Quá trình xây dựng báo cáo; Phần 2 - Số liệu về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam năm 2016; Phần 3 - Kết quả đánh giá, xếp hạng của Vietnam ICT Index 2016; Phần 4 - Kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT Việt Nam 2016 và Phụ lục về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính.
 

 
Bảng xếp hạng ICT Index 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nhóm đầu), trong đó, TP Đà Nẵng xếp vị trí thứ nhất.


Vietnam ICT Index 2016: Áp dựng Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính mới

So với các năm trước, Báo cáo Vietnam ICT Index 2016 có sự thay đổi, cải tiến mạnh mẽ về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính nhằm đảm bảo bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử.

Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT và Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đổi mới Báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT của Việt Nam (Báo cáo Vietnam ICT Index) theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, Nhóm nghiên cứu của Hội Tin học Việt Nam và Vụ CNTT đã tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính mới cho Vietnam ICT Index theo cách tiếp cận của Liên Hiệp Quốc.

Đối với khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2016, bộ chỉ tiêu đã bỏ các chỉ số thành phần "Sản xuất, kinh doanh CNTT" và "Môi trường tổ chức và chính sách". Hệ thống chỉ tiêu chỉ còn 3 chỉ số thành phần "Hạ tầng kỹ thuật CNTT", "Hạ tầng nhân lực CNTT" và "Ứng dụng CNTT".

Mỗi chỉ số thành phần lại bao gồm 2 chỉ số thành phần con như sau: 

Chỉ số "Hạ tầng kỹ thuật" bao gồm các chỉ số thành phần con "Hạ tầng kỹ thuật của xã hội" và "Hạ tầng kỹ thuật của các CQNN của tỉnh". 

Chỉ số "Hạ tầng nhân lực" bao gồm các chỉ số thành phần con "Hạ tầng nhân lực của xã hội" và "Hạ tầng nhân lực của các CQNN của tỉnh". Trong các chỉ tiêu của chỉ số "Hạ tầng nhân lực của xã hội", đã bổ sung một số chỉ tiêu theo Báo cáo chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc như: Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; Tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi đi học.

Chỉ số "Ứng dụng CNTT" bao gồm các chỉ số thành phần con  "Ứng dụng CNTT nội bộ các CQNN của tỉnh" và "Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh".
 

 
 Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.



Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Vụ CNTT phối hợp với Hội Tin học Việt Nam xây dựng Chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT Việt Nam (VietNam IT Industry Index) trên cơ sở tách từ Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Index).

Chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp, đồng thời phản ánh quy mô, năng lực cũng như giá trị đóng góp của CNTT cho ngân sách Nhà nước và xã hội.

Việc đánh giá chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT các địa phương trên cả nước giúp đưa ra một bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về tình hình phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam, một trong những ngành có sự tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Đồng thời, việc xây dựng chỉ số này cũng giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xác định mức độ cạnh tranh và kết quả phát triển công nghiệp và dịch vụ CNTT của các địa phương nói chung cũng như các lĩnh vực hoạt động CNTT nói riêng như công nghiệp CNTT, dịch vụ CNTT hay kinh doanh, phân phối sản phẩm, dịch vụ CNTT.

Vụ CNTT hy vọng việc xây dựng và công bố chỉ số này cũng sẽ giúp các tỉnh tăng cường hoạt động thống kê trong lĩnh vực công nghiệp CNTT từ đó xây dựng ngành công nghiệp CNTT của địa phương tiếp tục lớn mạnh trong những năm tới, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ và chiến lược phát triển của địa phương về công nghiệp CNTT đến năm 2020.

Phương pháp tính của Vietnam ICT Index 2016 hoàn toàn dựa theo phương pháp tính của Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc.

Cụ thể, chỉ số thành phần là trung bình cộng của các chỉ tiêu sau khi đã được chuẩn hóa bằng phương pháp Max-Min. Trường hợp chỉ số thành phần có các chỉ số thành phần con thì chỉ số thành phần con là trung bình cộng của các chỉ tiêu sau khi đã được chuẩn hóa bằng phương pháp Max-Min, và chỉ số thành phần là trung bình cộng của các chỉ số thành phần con.

Chỉ số chính ICT Index là trung bình cộng của các chỉ số thành phần.

Trong đó, số liệu phục vụ cho tính toán các chỉ số "Hạ tầng kỹ thuật của xã hội", "Hạ tầng kỹ thuật của các CQNN của tỉnh", "Hạ tầng nhân lực của xã hội", "Hạ tầng nhân lực của các CQNN của tỉnh" và "Ứng dụng CNTT nội bộ các CQNN của tỉnh" được lấy từ Phiếu điều tra do các tỉnh, thành phố tự tổng hợp và gửi về Vụ CNTT, Hội Tin học Việt Nam.

Số liệu phục vụ cho tính toán chỉ số "Dịch vụ công trực tuyến" được lấy từ Phiếu đánh giá dịch vụ công trực tuyến do các chuyên gia của Hội Tin học Việt Nam và Vụ CNTT thực hiện độc lập bằng cách truy nhập và đánh giá trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố và cổng thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc (khi cần thiết).
 

 
 Xếp hạng chỉ số Dịch vụ công trực tuyến.



Cổng thông tin điện tử của mỗi tỉnh, thành phố được đánh giá ít nhất 2 lần bởi 2 chuyên gia khác nhau trong khung thời gian 1,5 tháng và cuối cùng được các chuyên gia cao cấp của Hội THVN và Vụ CNTT kiểm tra, rà soát, đánh giá lại (nếu cần thiết) trước khi cho điểm chính thức.

Do năm 2016 có sự thay đổi lớn về hệ thống chỉ tiêu, nên các phiếu điều tra cũng có sự thay đổi lớn về các mục số liệu cần cung cấp. Nhiều mục số liệu bị bỏ đi nhưng cũng có nhiều mục số liệu mới, lần đầu tiên được thêm vào. Chính vì vậy, cán bộ thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu ở các đơn vị khá khó khăn để hiểu đúng bản chất số liệu hoặc tìm đúng nguồn để lấy số liệu.

Dựa trên các số liệu thu thập được từ các đối tượng điều tra, sau khi kiểm tra, cập nhật, đối chiếu, điều chỉnh,… Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán các chỉ số thành phần và sau đó là chỉ số ICT Index của từng nhóm đối tượng.
 

 

Tháng 4/2016, Nhóm nghiên cứu đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về hệ thống chỉ tiêu, phương pháp tính mới của Vietnam ICT Index 2016 để hoàn thiện

thông qua nhiều kênh khác nhau như tổ chức tọa đàm troa đổi trực tiếp, gửi văn bản đến từng đối tượng điều tra. 


Các kết quả tính toán này hoàn toàn dựa trên số liệu thực từ báo cáo của các đối tượng điều tra. Về cơ bản chỉ có thể kiểm tra được tính đúng đắn về mặt logic của dữ liệu. Trong một số trường hợp nếu có số liệu đối chứng tin cậy (ví dụ: số liệu về thủ tục hành chính của từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố công bố công khai trên website cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính).

Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu đối chứng đó thay cho số liệu trên phiếu điều tra. Trong một số trường hợp thiếu số liệu, nếu có số liệu của các năm trước, Nhóm nghiên cứu sẽ bổ sung bằng số liệu tốt nhất của các năm đó nhằm giảm sự thiệt thòi do thiếu số liệu cho các đối tượng điều tra.

Trong một số trường hợp khác, nếu kết quả chuẩn hóa dữ liệu cho thấy có sự phi logic của dữ liệu (ví dụ: tỷ lệ máy tính có kết nối Internet lớn hơn 100%) thì Nhóm nghiên cứu thay thế bằng giá trị lớn nhất có thể chấp nhận được (ví dụ: tỷ lệ máy tính có kết nối Internet bằng 100%).

Ngoài ra, đối với các trường hợp có sự đột biến tăng hoặc giảm của số liệu, mà không có cơ sở logic để khẳng định tính đúng đắn của sự tăng giảm đó, thì chúng tôi sẽ sử dụng số liệu tương ứng của 2 năm gần nhất hoặc số liệu trung bình của tất cả các đơn vị còn lại trong nhóm để hiệu chỉnh. Nếu không hiệu chỉnh được thì dùng chính số liệu của các năm đó để thay thế cho số liệu bị đột biến.
 

 

Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra phục vụ cho đánh giá, xếp hạng, Nhóm nghiên cứu đã rút ra được một vài số liệu về thực trạng

phát triển và ứng dụng CNTT-TT của các nhóm đối tượng điều tra. Thông qua các con số này, chúng ta có thể có được cái nhìn tương đối chính xác về

thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của các nhóm đối tượng trên nói riêng, cũng như của cả nước nói chung.


Qua biểu đồ trên có thể dễ dàng nhận thấy mức độ triển khai dịch vụ công trực tuyến của các bộ và các tỉnh, thành phố là khá tương đồng nhau, tuy

nhiên đối với các dịch vụ mức 1, 2 thì các cơ quan chính quyền địa phương triển khai tốt hơn, còn đối với các dịch vụ mức 3, 4 thì các cơ quan chính

quyền trung ương triển khai tốt hơn.  

Tỷ lệ triển khai ứng dụng Chữ ký số của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.

Tỷ lệ triển khai  phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc trên mạng.

 


An Nhiên tổng hợp


Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017