Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
Tăng cường giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn, cuộc gọi rác
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 26/11/2024 Lượt xem: 2

Sáng ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Thanh tra Bộ đã tổ chức Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi rác để lừa đảo. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham dự có đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ, đại diện các doanh nghiệp viễn thông và các Sở TT&TT trên toàn quốc.


 

Tăng cường giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn, cuộc gọi rác - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Thành Chung, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, công tác quản lý và ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác và đặc biệt là các hình thức lừa đảo trên mạng ngày càng khó khăn và nhiều thách thức. Trong phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 ngày 12/11/2024 của Quốc hội của Bộ trưởng Bộ TT&TT, nhiều vấn đề liên quan đến việc lợi dụng mạng viễn thông để lừa đảo đã thu hút sự quan tâm của đại biểu và người dân.

Theo số liệu thống kê, năm 2023, tổng số tiền mà người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt trên không gian mạng là từ 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng nhiều so với các năm trước đây, trong đó, 91% thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính và 73% người dùng thiết bị di động và mạng xã hội. Việc lợi dụng mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản diễn ra mạnh mẽ và đã trở thành xu thế lớn hơn rất nhiều so với các công cụ và phương tiện khác và đặc biệt hơn nữa, tại thời điểm hiện nay, rất nhiều người dùng trước đây tập trung vào người lớn tuổi, hưu trí, trẻ em, cán bộ hưu trí thì nay các cuộc gọi lừa đảo, các cuộc gọi rác cũng hướng vào cả những người đang đi làm và kể cả các đồng chí lãnh đạo có vị trí cao, các doanh nhân.

Tăng cường giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn, cuộc gọi rác - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thành Chung, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT

Các hình thức lừa đảo hiện nay rất tinh vi, phức tạp. Bên cạnh các phương thức lừa đảo truyền thống, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ AI, giả mạo giọng nói và số điện thoại, thậm chí kịch bản hóa từng cá nhân để tăng khả năng chiếm đoạt tài sản.

Bộ TT&TT đã ban hành các cẩm nang phòng chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác, tin giả

Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT, Bộ Công an, các Sở TT&TT, các DN viễn thông, DN ATTT trong ngành đã áp dụng nhiều giải pháp, triển khai nhiều phương thức khác nhau để đấu tranh với việc này. Ví dụ như đã triển khai tổng đài 5656/156 để tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác, lừa đảo, đòi nợ… từ người dùng dịch vụ viễn thông; triển khai các cổng tiếp nhận tin giả phản ánh các tin giả, tin sai sự thật, giả mạo; ứng dụng công nghệ để rà quét, phát hiện thông tin giả mạo trên mạng để phát hiện, đấu tranh, xử lý xử lý tin giả, thông tin sai sự thật.

Đặc biệt, Cục An toàn thông tin đã ban hành Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, Cục PTTH&TTĐT đã ban hành Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo tổ chức nhiều chiến dịch chống tin giả, tin sai sự thật, lừa đảo; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chủ động nghiên cứu, áp dụng công nghệ để chủ động phát hiện, ngăn chặn phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác, lừa đảo. Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp phát hiện, thông tin kịp thời, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an phát hiện, bắt giữ 33 vụ sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo, tin nhắn vi phạm pháp luật.

Mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp như vậy nhưng trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Thành Chung cũng lưu ý về hệ lụy nghiêm trọng của tin giả, tin sai sự thật và lừa đảo trực tuyến không chỉ làm thiệt hại tài chính mà còn tác động đến tinh thần, gây mất niềm tin của người dân về xã hội, cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đặc biệt các hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính của các tổ chức, cá nhân.

Ông Chung bày tỏ mong muốn các đại biểu tham dự Hội nghị trao đổi, thảo luận về nguyên nhân, thực trạng phát sinh các cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo hiện nay, các phương thức các đối tượng đang thực hiện; Đánh giá các công tác, kết quả hoạt động trong việc bảo vệ, ngăn chặn, giải pháp xử lý đã triển khai trong thời gian qua; làm rõ khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong hoạt động, đặc biệt cơ chế phối hợp của các cơ quan của các Bộ, sự phối hợp của cơ quan Trung ương và địa phương, Sở TT&TT nhằm đưa ra một giải pháp tổng thể để cùng thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, cũng làm rõ thêm các giải pháp trong thời gian tới như: kịp thời công khai thông tin vi phạm; chấm điểm tin cậy cho các dịch vụ quảng cáo, hay các giải pháp đối với các công nghệ mới, ứng dụng AI, nội dung kịch bản hóa đến từng cá nhân để từng bước khắc phục, ngăn chặn lừa đảo, bao gồm cả việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về công tác này.

Tăng cường giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn, cuộc gọi rác - Ảnh 3.

Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Ngành TT&TT đã triển khai 97 đoàn thanh tra, kiểm tra về thông tin thuê bao, SIM rác, tin nhắn rác, dịch vụ nội dung trong năm 2023 và 2024

Tại Hội nghị, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT đã trình bày chuyên đề quan trọng "Xử lý vi phạm tin nhắn rác, cuộc gọi rác", trong đó có thông báo về kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý về SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Năm 2023, 2024, ngành TT&TT đã triển khai 97 đoàn thanh tra, kiểm tra về thông tin thuê bao, SIM rác, tin nhắn rác, dịch vụ nội dung (VAS), trong đó, 05 đoàn kiểm tra về VAS, 92 đoàn thanh kiểm tra về SIM rác; ban hành 75 quyết định xử phạt, trong đó xử phạt về VAS là 1,85 tỷ, thu hồi 6,9 tỷ; Xử phạt về SIM rác là 5,6 tỷ.

Tăng cường giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn, cuộc gọi rác - Ảnh 4.

Ông Giang Văn Thắng, Trưởng Phòng Thanh tra Cục Viễn thông, Bộ TT&TT,

Trao đổi tại Hội nghị, ông Giang Văn Thắng, Trưởng Phòng Thanh tra Cục Viễn thông, cho biết, Cục đã trực tiếp đi khảo sát thị trường SIM tại 2 địa bàn lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với cả việc mua qua mạng. Kết quả cho thấy, từ khi siết chặt quản lý, tình trạng SIM rác đã giảm nhiều. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng các đại lý lách luật để kích hoạt sẵn SIM. Cục Viễn thông cũng ghi nhận hiện tượng bán SIM du lịch, SIM data dùng để truy nhập dữ liệu thời gian ngắn chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về quản lý thông tin thuê bao. Ở một số quốc gia, loại SIM này không cần đăng ký thông tin thuê bao, nhưng theo quy định hiện hành của Việt Nam, SIM du lịch vẫn cần đăng ký thông tin thuê bao. Cục Viễn thông cho biết thêm, trong năm 2024, Cục đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn tình trạng nhân viên của doanh nghiệp viễn thông di động lách, làm sai quy định vì áp lực doanh số, thu nhập. Cục Viễn thông đã triển khai xong việc gắn brandname (tên định danh) cuộc gọi của các cơ quan quản lý nhà nước. Cục sẽ tiếp tục triển khai gắn brandname với các SIP Trunk di động và yêu cầu doanh nghiệp xây dựng tiêu chí nhằm ngăn chặn tin nhắn rác, chặn cuộc gọi rác.

Theo Giang Phạm (mic.gov.vn)

Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017