Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hoạt động thanh tra, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, Luật Thanh tra năm 2010 còn chưa cụ thể hóa quan điểm đổi mới của Đảng trong hơn 10 năm qua và Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 là cần thiết, nhằm thể chế quan điểm của Đảng trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức hoạt động thanh tra, khắc phục tồn tại hạn chế, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp, để không chồng chéo khi thực hiện nhiêm vụ. Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), gồm: 8 chương và 116 điều (trong đó bổ sung thêm 61 điều, sửa đổi 41 điều và lượt bỏ 24 điều so với Luật Thanh tra 2010).
Tại hội nghị, nhiều thành viên góp ý về từ ngữ, chức năng thanh tra cấp quận, huyện, thanh tra chuyên ngành cấp sở. Nên quy định thành viên đoàn thanh tra phải là cán bộ công chức, viên chức, không tận dụng nhân viên hợp đồng; cần bổ sung quy trình thanh tra, bổ sung thêm thẩm quyền của thanh tra tỉnh, thành phố để tránh chồng chéo, trùng lặp từ thanh tra cơ sở .
Theo drt.danang.vn