Theo đó, Nghị định yêu cầu đến năm 2025, 100% cán bộ, đảng viên, người lao động được tuyên truyền về những nội dung cải cách của chính sách BHXH. Đến năm 2030, 100% cán bộ, đảng viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến những nội dung của chính sách BHXH mới.
Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền; tăng cường sử dụng công cụ truyền thông đa phương tiện, áp dụng công nghệ cao, mạng xã hội vào công tác tuyên truyền BHXH.
Nội dung đổi mới đã phân định rõ trách nhiệm trong tuyên truyền BHXH. Cụ thể, đối với cơ quan quản lý nhà nước về BHXH chịu trách nhiệm chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, đánh giá công tác tuyên truyền BHXH, chú trọng thực hiện tuyên truyền theo chiến dịch gắn với việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách BHXH. Đối với cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền BHXH và chú trọng thực hiện tuyên truyền thường xuyên nhằm tiếp cận, thuyết phục người dân chủ động tham gia BHXH.
Để thực hiện đề án trên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền bảo hiểm xã hội; Lấy tháng 5 là tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền BHXH hàng năm và từng giai đoạn; Nâng cao chất lượng và mở rộng đội ngũ tuyên truyền viên về bảo hiểm xã hội; Thực hiện giám sát, đánh giá kết quả tuyên truyền bảo hiểm xã hội; Tăng cường các biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời những khủng hoảng truyền thông về BHXH.
Ngày 28/11/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 8048/UBND-VHXH về việc thực hiện Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, yêu cầu UBND các quận, huyện, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan và đề nghị Bảo hiểm xã hội thành phố chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong qua trinh thực hiện Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Mai Quang