Phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025
Sinh viên trong giờ học công nghệ thông tin. (Ảnh minh họa: Thanh Hà/TTXVN)
Quyết định 212 được ban hành nhằm tăng cường xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin mạng, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số-xã hội số và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin trên trường quốc tế; xác định cụ thể các nhiệm vụ tại Quyết định số 21/QĐ-TTG ngày 6/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án; triển khai các nhiệm vụ tại Đề án đã được phê duyệt; thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều phối triển khai Đề án nhằm tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực an toàn thông tin để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin.
Theo kế hoạch triển khai Quyết định số 21/QĐ-TTG, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản được giao. Các nhiệm vụ này liên quan đến nhiều nội dung như đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin theo nhiều hình thức cho các cơ quan, tổ chức nhà nước, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị-xã hội đào tạo, tập huấn về an toàn thông tin khi có đề nghị từ các cơ quan, tổ chức này; đào tạo về quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng an toàn thông tin cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý; cập nhật, nâng cao kỹ thuật làm về an toàn thông tin và công nghệ thông tin theo chuẩn, khung chương trình và yêu cầu kỹ năng an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, hướng dẫn… đào tạo 200 chuyên gia an toàn thông tin để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước; xây dựng, ban hành quy định chuẩn kỹ năng về an toàn thông tin, tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách…
Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, địa phương như đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về an toàn thông tin ở nước ngoài, đào tạo thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân an toàn thông tin trong nước; đào tạo kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân; triển khai đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin trong các cơ sở giáo dục và các nhiệm vụ khác nếu có...
Cục An toàn thông tin (Bộ thông tin và Truyền thông) là đầu mối, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan triển khai kế hoạch này. Đồng thời, Cục An toàn thông tin chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm, trình lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Nguồn kinh phí thực hiện các nội dung tại Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTG do Ngân sách nhà nước đảm bảo.
Quyết định số 212/QĐ-BTTT có hiệu lực từ ngày 19/2/2021./.
Theo TTXVN/Vietnam+
Quay lại | Chia sẻ qua email |
- Tăng tốc thực hiện chuyển đổi số trong mọi ngành nghề, lĩnh vực
- Ngồi ở Đà Nẵng, làm ăn với Google nhận về 281 tỷ đồng
- Sở TTTT Đà Nẵng tổ chức đào tạo “Giám sát, phân tích, kiểm soát an toàn thông tin hệ thống”
- Bài 3: Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng toàn cầu
- Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại diễn đàn công nghệ mở Việt Nam
- Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về chuyển đổi số giáo dục
- Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị chuyển đổi số y tế
- Tập đoàn Viettel đề xuất hợp tác, đồng hành cùng thành phố triển khai các dự án xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số
- Bộ TT&TT công bố chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
- Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu về các dịch vụ của Tổng đài 1022 và hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4