Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Navigation Menu

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Chi tiết
Nhiều quy định mới trong các hoạt động cấp phép báo chí
Người đăng tin: Admin Admin Ngày đăng tin: 22/02/2017 Lượt xem: 1296

Từ ngày 15/2/2017, hàng loạt Thông tư mới ban hành của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc cấp phép trên lĩnh vực báo chí có hiệu lực thi hành.


Cụ thể, Thông tư số 36/TT-BTTTT ngày 26/12/2017 quy định việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình. Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2017 quy định việc cấp giấy phép hoạt động báo chí, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san. Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2017 quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.

Theo các văn bản này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp phép hoạt động báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; cấp phép hoạt động xuất bản thêm ấn phẩm báo in; cấp, đổi, cấp lại, thu hồi thẻ nhà báo. Cục trưởng Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản phụ trương; giấy phép chuyên trang của báo điện tử; giấy phép xuất bản đặc san; giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.

Quy trình cấp phép gọn nhẹ hơn

Điểm chung của cả 03 văn bản này là thay đổi thành phần hồ sơ, quy trình cấp phép theo hướng gọn nhẹ hơn. Đặc biệt, đối với việc cấp, đổi, cấp lại Thẻ nhà báo và cấp phép trong lĩnh vực báo chí cho các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương (ngoại trừ việc cấp phép xuất bản bản tin); quy trình cấp phép sẽ bỏ qua bước lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức chỉ thực hiện hồ sơ và gửi một lần cho cấp Trung ương để được xem xét cấp phép thay vì phải thực hiện thêm khâu đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xác nhận đủ điều kiện hoạt động như trước đây.

Đây cũng là một trong những điểm mới quan trọng của các quy định lần này, góp phần giảm tải thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực báo chí.

Những điểm mới trong quy định về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Nhà báo

Điểm mới quan trọng của Thông tư 49/2016/TT-BTTTT là mở rộng đối tượng được cấp thẻ nhà báo và nới rộng tiêu chuẩn, điều kiện xét cấp thẻ. Theo đó, các phóng viên công tác tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương cũng được xét cấp thẻ nhà báo. Đối tượng được xét cấp thẻ lần đầu chỉ cần có 02 năm công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ hoặc tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương thay vì cần đến 03 năm như trước đây.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp là Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương; người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 26 của Luật Báo chí, trong hồ sơ cấp thẻ Nhà báo cần kèm theo Danh sách tác phẩm báo chí và phải có xác nhận của cơ quan báo chí nơi cấp thẻ.

Ngoài ra, thời điểm xét cấp thẻ nhà báo cũng thay đổi. Cụ thể, hàng năm, Bộ TT&TT xét cấp thẻ nhà báo vào 2 đợt, thời điểm xét cấp thẻ nhà báo là ngày 1/1 và ngày 21/6.

Thông tư 49/2016/TT-BTTTT cũng bổ sung quy định về việc trả lại thẻ nhà báo đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 6 Điều 28 Luật báo chí. Cụ thể, đối với trường hợp bị thu hồi Thẻ Nhà báo khi vi phạm các quy định của Pháp luật sẽ được Bộ TT-TT trả lại thẻ nhà báo bị thu hồi sau khi có các văn bản, tài liệu chứng thực từ cơ quan chức năng, cụ thể là: Văn bản đề nghị trả lại thẻ nhà báo của cơ quan báo chí, cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi thẻ nhà báo; tài liệu chứng minh nhà báo bị thu hồi thẻ được cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

Những điểm mới trong quy định về cấp phép hoạt động báo nói, báo hình

Theo Thông tư số 36/2016/TT-BTTTT, Giấy phép hoạt động không chỉ có giá trị 10 năm như trước đây mà hiệu lực của giấy phép được tính từ ngày ký giấy phép theo quy định tại Điều 18, Luật báo chí; thời hạn xem xét, cấp phép cho cơ quan, tổ chức tối đa là 90 (Chín mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Người dự kiến là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình không nhất thiết phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp và chứng chỉ nghiệp vụ quản lý báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông như trước đây.

Trường hợp đề nghị cấp phép hoạt động cả 02 loại hình báo nói, báo hình, cơ quan chủ quản phải làm hồ sơ riêng đối với từng loại hình báo chí cụ thể. Cơ quan báo in, báo điện tử khi có nhu cầu thực hiện loại hình báo nói, báo hình, căn cứ quy định của Luật Báo chí, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của Thông tư này.

Ngoài ra, Thông tư 36/2016/TT-BTTTT cũng quy định chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm cho Bộ thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh truyền hình và Trang tin điện tử). Thời hạn gửi báo cáo trong 10 ngày đầu tiên của tháng liền kề quý tiếp theo (đối với báo cáo quý) và 10 ngày đầu tiên của tháng 12 đối với báo cáo năm. Ngoài báo cáo định kỳ, trong trường hợp đột xuất, các cơ quan, tổ chức được cấp phép có nghĩa vụ thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi tổ chức đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Nhiều văn bản hết hiệu lực thi hành

Từ khi các Thông tư nêu trên có hiệu lực thi hành, các văn bản, quy định sau đây sẽ hết hiệu lực:

1-Thông tư số 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san.

2-Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 01/11/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

3-Quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT ngày 04/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế xuất bản bản tin và Quyết định số 3865/QĐ-BVHTT ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin.

4-Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.

5-Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cấp, đổi thu hồi thẻ nhà báo.

6-Nội dung quy định về xuất bản bản tin quy định tại Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Thùy Linh


Chuyên mục, tin tức liên quan:

chuyên mục tổng hợp

Quản lý nội dung HTML

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Trụ sở: Tầng 24, tòa nhà Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3840123 - Email: stttt@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Giấy phép: Số 37/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 17/01/2017